Tình huống mặt trận Trận_phòng_thủ_Luga

Tháng 8 năm 1941, quân đội Liên Xô phải tập trung lực lượng để đối phó với quân đội Đức Quốc xã trên cả ba hướng chiến lược. Hướng Tây Bắc với trọng tâm là Leningrad; hướng Tây với trọng tâm là Smolensk, được coi như cửa ngõ của Moskva và hướng Tây Nam với trọng tâm là Kiev. Cả ba cụm tập đoàn quân "Bắc", "Trung tâm" và "Nam" của quân đội Đức Quốc xã trên mặt trận Xô-Đức đều còn khá sung sức. Các tập đoàn quân xe tăng 1, 2, 3, 4 thường xuyên được bổ sung và tăng viện bởi các lực lượng dự bị. Quân đội các nước đồng minh của Đức Quốc xã như Ý, Phần Lan, Romania, Hungary, Slovakia đều đã tham chiến trong hàng ngũ quân Đức.[1]

Trên hướng Leningrad, sau khi bẻ gãy cuộc phản công của Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) tại khu vực Soltsy, đầu tháng 8 năm 1941, thống chế Wilhelm von Leeb lệnh cho tướng Erich Höpner tiếp tục sử dụng Tập đoàn quân xe tăng 4 làm mũi chủ công tiến đánh Leningrad, các tập đoàn quân 16, 18 phát triển rộng sang hai bên sườn để yểm hộ cho mũi đột kích chính bằng xe tăng.[2]

Sau khi buộc phải bỏ phòng tuyến Pskov - Opochka, Bộ tổng tư lệnh hướng Tây Bắc của quân đội Liên Xô quyết định chọn tuyến sông Luga làm tuyến phòng thủ chính che chở cho Leningrad. Nguyên soái K. E. Voroshilov coi các cụm cứ điểm Narva, Kingisepp, Ivanovskoye, Bolshoy Sabsk, Luga, Batetsky, Shimsk ở tuyến 1 và các cụm cứ điểm Ust-Luga, Kotly, Siversky, Selogora và Novgorod ở tuyến 2 là các quyết chiến điểm trong phòng ngự để đánh bại quân đội Đức Quốc xã trên hướng Tây Nam và Nam Leningrad.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_phòng_thủ_Luga http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://militera.lib.ru/db/halder/1941_08.html http://militera.lib.ru/h/engineers/03.html http://militera.lib.ru/h/isaev_av5/01.html http://militera.lib.ru/h/kovalchuk_vm/01.html http://militera.lib.ru/h/leningrad/01.html http://militera.lib.ru/h/perechnev_ug/05.html http://militera.lib.ru/h/ww2_german/10.html